Hành trình 20 năm lột xác của Phú Quốc: Cơ chế đặc thù để Phú Quốc phát triển vượt trội
Ngày 1.4, ghi nhận lúc 7 giờ 30 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu giảm nhẹ. Theo đó, giá dầu WTI mất 11 cent, về 83,06 USD/thùng; tương tự, giá dầu Brent chuẩn toàn cầu cũng rời mốc 87 USD/thùng của tuần trước, mất 17 cent, về 86,83 USD/thùng.Sơ sót của chỉ huy tình báo Mỹ giúp Đức Quốc xã tung hỏa mù thành công?
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.
Nắng nóng đỉnh điểm, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu trường học điều chỉnh thời khóa biểu
Ngày 6.2, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Sài Gòn (Công ty cổ phần Bệnh viện Việt Phúc Sài Gòn, 87 Lý Chiêu Hoàng, P.10, Q.6).Theo đó, Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Sài Gòn bị xử phạt 213 triệu đồng. Nguyên nhân, bệnh viện vi phạm người hành nghề không đăng ký; xét nghiệm khi chưa thực hiện thủ tục công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp I, cấp II; cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn; quảng cáo không phép. Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Sài Gòn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là buộc tháo gỡ quảng cáo không phép.Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Sài Gòn đã được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh vào ngày 8.3.2024; hình thức tổ chức là bệnh viện chuyên khoa, do bác sĩ H.C.C chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Ngày 31.5.2024, Bộ Y tế cấp quyết định công nhận Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Sài Gòn thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.Kết quả kiểm tra của Thanh tra Sở Y tế TP.HCM vào tháng 1.2025 cho thấy, Bệnh viện hỗ trợ sinh sản và nam học Sài Gòn có nhiều hành vi vi phạm. Cụ thể, bệnh viện thực hiện các kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhưng chưa được Bộ Y tế phê duyệt danh mục kỹ thuật theo quy định. Chưa thực hiện thủ tục tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cho phòng xét nghiệm. Nhân sự tham gia khám chữa bệnh chưa được đăng ký hành nghề đầy đủ theo quy định và hoạt động không đúng thời gian đăng ký. Quảng cáo không phép.Liên quan đến lĩnh vực sản phụ khoa, ông Thân Trọng Thạch, chủ hộ kinh doanh Phòng khám sản phụ khoa hiếm muộn mẹ và bé (186A Trần Bình Trọng, P.3, Q.5) bị xử phạt 64 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động 2 tháng, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề của người phụ trách chuyên môn 1 tháng và buộc tháo gỡ quảng cáo không phép.Cơ sơ sở của ông Thạch đã lập sổ khám chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ; người hành nghề không đăng ký; cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn và quảng cáo không phép. Trong đợt này, đáng chú ý là Thanh tra Sở Y tế TP.HCM xử phạt ông Nguyễn Thanh Tú, chủ hộ kinh doanh HV Health Services (12 - 14 Phổ Quang) với số tiền 24 triệu đồng và đình chỉ hoạt động khám chữa bệnh. Nguyên nhân cơ sở này dùng thuốc, các chất, thiết bị can thiệp vào cơ thể người trái phép.Đặc biệt, có đến 4 nhân viên của cơ sở này đã thực hiện khám chữa bệnh không phép; mỗi người bị xử phạt từ 35 - 36 triệu đồng, buộc nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp.Công ty TNHH thẩm mỹ Linh Anh Saigon bị xử phạt 95 triệu đồng do có vi phạm tại địa chỉ kinh doanh trên đường Nguyễn Thị Thập, P.Tân Phong, Q.7. Địa chỉ kinh doanh này vi phạm việc dùng thuốc, các chất, thiết bị can thiệp vào cơ thể người trái phép; quảng cáo không phép. Địa chỉ này bị đình chỉ hoạt động khám chữa bệnh, buộc tháo gỡ quảng cáo.Công ty cổ phần Viện chống lão hóa tế bào Dripcare (24 Lý Tự Trọng. P.Bến Nghé, Q.1) bị xử phạt 53,7 triệu đồng vì vi phạm không đeo bảng tên; lập sổ khám chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ; sai phạm về biển hiệu; quảng cáo không phép.Công ty TNHH chăm sóc sức khỏe C.C bị xử phạt đến 120 triệu đồng. Nguyên nhân, chi nhánh của công ty này tại 16 Đinh Tiên Hoàng, P.Đa Kao, Q.1 đã cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn; quảng cáo không phép. Chi nhánh này bị tước phép hoạt động 2 tháng, tước chứng chỉ hành nghề người phụ trách chuyên môn 1 tháng; buộc tháo gỡ quảng cáo…
Kia Carnival 2022 phiên bản Signature có hàng ghế thứ 2 nhiều tiện nghi
Hố sâu ven lộ quá nguy hiểm
Chiều ngày 15.2, Cơ quan CSĐT Công an TP.Long Xuyên (An Giang) cho biết vừa triệt phá thành công chuyên án liên quan vụ in, phát hành, mua bán hóa đơn trái phép, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước do Trương Hồng Sang (57 tuổi, ngụ P.Bình Khánh, TP.Long Xuyên) cầm đầu.Theo thông tin ban đầu, từ năm 2007 đến năm 2024, Trương Hồng Sang thành lập tổng cộng 23 công ty, doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và TP.Cần Thơ nhằm câu kết nhiều người để xuất bán hóa đơn khống với mặt hàng ghi khống: cát, nhựa đường, xi măng, cừ tràm, gạch các loại… cho hơn 360 cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh An Giang. Với thủ đoạn trên các công ty của Sang đã ghi khống 4.539 tờ hóa đơn giá trị gia tăng, với tổng doanh số bán ra hơn 269 tỉ đồng. Tổng số thuế giá trị gia tăng ghi khống trên 24,8 tỉ đồng, từ đó Sang thu lợi bất chính từ việc bán hóa đơn hơn 8 tỉ đồng.Căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP.Long Xuyên đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Trương Hồng Sang; đồng thời khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 14 bị can khác có liên quan để tiếp tục điều tra về hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. Lực lượng công an cũng đã tiến hành khám xét trụ sở các công ty và nơi ở của Sang và một số bị can liên quan để thu thập các tài liệu, chứng cứ có liên quan vụ án.Công an TP.Long Xuyên thông tin, hiện đơn vị đang tiếp tục điều tra mở rộng về hành vi trốn thuế đối với các công ty, doanh nghiệp có hoạt động mua bán hóa đơn trái phép với bị can Sang.